Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Đầu tư ngành giấy: Không thể đủng đỉnh

Ngày càng có nhiều công ty lớn của nước ngoài nhảy vào ngành giấy với công nghệ sản xuất hiện đại, để cạnh tranh tồn tại, các doanh nghiệp trong nước không thể không nhanh chóng tăng cường đầu tư vào dây chuyền sản xuất để tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
 
Trước khó khăn của nền kinh tế, ngành giấy cũng đang vấp phải sự khủng hoảng khi sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho lớn, đẩy nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành bị phá sản, ngừng hoạt động… Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, ngành giấy hiện đang có những bước phát triển khá và còn nhiều tiềm năng.

Mặc dù khó khăn, nhưng trong 5 tháng đầu năm 2013, toàn ngành vẫn sản xuất được trên 860.000 tấn giấy, tăng 4,68% so với cùng kỳ năm 2012, riêng giấy sản xuất bao bì tăng tới 8,17%. Xuất khẩu gần 70.000 tấn, tăng 15,38% so với cùng kỳ.

Dự báo năm 2013, nhu cầu tiêu dùng giấy các loại của cả nước đạt trên 3 triệu tấn. Sản lượng giấy trong nước dự kiến đạt 2,18 triệu tấn các loại chưa đủ đáp ứng nhu cầu, nên ngành giấy vẫn phải nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn giấy, trị giá 1.350 triệu USD.

Nhập khẩu giấy đang có xu hướng tăng trong những tháng qua. Theo số liệu thống kê, nhập khẩu giấy các loại trong tháng 6/2013 ước đạt 130 nghìn tấn, trị giá khoảng 114 triệu USD. Cộng dồn 6 tháng đầu năm, nhập khẩu giấy là 691 nghìn tấn với tổng giá trị ước tính 640 triệu USD (đạt 113,8% so với cùng kỳ năm 2012). Các nước chính cung cấp sản phẩm giấy cho thị trường Việt Nam là Indonesia, Đài Loan, Singapore...

Ông Vũ Ngọc Bảo - Tổng thư ký Hiệp hội Giấy Việt Nam cho rằng, những năm gần đây, năng lực sản xuất bột giấy của các DN Việt Nam có bước phát triển khá. Nhiều DN đã chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất bột giấy hiện đại như Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty cổ phần Giấy An Hòa... Trong năm 2012, sản lượng bột giấy cả nước đạt tới 484.300 tấn, cao hơn 30% so với năm 2011 nhưng vẫn chỉ đáp ứng gần một nửa nhu cầu cho ngành sản xuất giấy.

Các DN ngành giấy hiện đang thiếu nguyên liệu bột giấy và phải nhập bột giấy với giá cao. Giá nhập khẩu bột giấy bình quân lên tới 900 – 1.000 USD/tấn. Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất bột giấy là dăm gỗ thì nước ta lại đứng đầu thế giới về xuất khẩu trong 2 năm qua. Riêng trong năm 2012, lượng dăm xuất khẩu đạt 6 triệu tấn, tương đương 2,7 triệu tấn bột. Giá xuất khẩu dăm gỗ chỉ khoảng 110 – 120 USD/tấn. Đây thực sự là một nghịch lý của ngành giấy Việt Nam.
Nhận ra được điều này nên nhiều công ty nước ngoài rất quan tâm đến việc đầu tư vào ngành giấy Việt Nam, đặc biệt là sản xuất bột. Theo Hiệp hội Giấy Việt Nam, từ đầu năm đến nay đã có một số nhà đầu tư nước ngoài chính thức triển khai dự án về sản xuất bột giấy tại Việt Nam.

Điển hình là Công ty sản xuất giấy bao bì lớn nhất thế giới Nine Dragons Paper (Holdings) vừa công bố sẽ lắp đặt một máy xeo mới tại Công ty TNHH xưởng giấy Chánh Dương với công suất 350.000 tấn/năm; dự án sản xuất giấy của Lee & Man Paper Manufacturing Ltd đang được triển khai tại Hậu Giang…

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, với việc ngày càng có nhiều công ty lớn của nước ngoài nhảy vào ngành giấy với công nghệ sản xuất hiện đại, để cạnh tranh tồn tại, các DN trong nước không thể không nhanh chóng tăng cường đầu tư vào dây chuyền sản xuất để tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nguyễn Minh
Nguồn : Thời báo Ngân hàng

Tổng hợp thị trường bột giấy trong tuần 25 năm 2013

Theo số liệu tổng hợp từ Foex tuần này,giá bột kraft gỗ mềm tẩy trắng miền Bắc (NBSK) tăng 1.50 đôla/tấn trong khi bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) giảm 0.17 đôla/tấn.

Đối với giấy tái chế, giá OCC xuống 0.28 euro/tấn còn chỉ số ONP/OMG giảm 0.77 euro/tấn. Về giấy đồ họa, giá giấy in báo giấy tráng định lượng thấp giảm tuy nhiên giấy woodfree tráng và giấy photo A4 B lại tăng. Riêng mặt hàng bao bì, giá các loại đồng loạt đi xuống so với tuần trước.

Giá/tấn
Châu Âu
25/06/2013
18/06/2013
11/06/2013
04/06/2013
Bột
NBSK (dollars)
860.59
859.09
858.26
857.02
NBSK (euros)
652.95
645.79
647.25
658.94
BHK (euros)
622.72
617.09
617.58
629.76
BHK (dollars)
820.74
820.91
818.91
819.07
Giấy
In báo (euros)
465.90
465.92
465.92
465.83
LWC (euros)
665.51
666.86
665.85
664.93
Coated woodfree reels (euros)
679.93
678.75
682.66
680.60
A4 B-grade copy paper (euros)
849.95
849.27
849.46
849.59
Giấy bao bì
Kraftliner (euros)
594.18
594.97
592.67
592.58
White-top kraftliner (euros)
767.81
769.06
768.94
769.38
Testliner 2 (euros)
443.82
444.66
444.66
444.60
Testliner 3 (euros)
419.53
421.01
421.61
421.47
Recycled fluting (euros)
405.01
406.46
406.94
407.47
Giấy tái chế
OCC (euros)
112.49
112.77
114.01
114.46
ONP/OMG (euros)
124.02
124.79
124.73
124.97
Mỹ
25/06/2013
18/06/2013
11/06/2013
04/06/2013
Bột
NBSK (dollars)
940.37
938.21
937.42
930.00
Giấy
In báo định lượng 30 lb (dollars)
592.85
592.85
592.85
599.60
In báo định lượng 27 lb (dollars)
634.70
634.70
634.70
639.01
Trung Quốc
25/06/2013
18/06/2013
11/06/2013
04/06/2013
Bột
BHK (dollars)
695.44
700.39
702.55
701.41
BHK (renminbi)
4,265.08
4,293.95
4,308.97
4,303.00
NBSK (dollars)
688.03
688.05
687.63
688.05
NBSK (renminbi)
4,219.64
4,218.30
4,217.46
4,221.04
Chú thích:
Giấy in báo = Giá châu Âu cho loại 45 g  
LWC = 60 g offset cuộn
Coated woodfree = 100 g cuộn
A4 B-grade copy paper = 80 g tờ
Kraftliner = 175 g
White-top kraftliner = 135-140 g
Testliner 2 = 140-150 g
Testliner 3 = 140-150 g
Recycled fluting = 100-105 g
OCC = 1.04
ONP/OMG = 1.11

Tình hình thị trường giấy 6 tháng đầu năm 2013

Thị trường thế giới: Trong quý I năm 2013, giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới có xu hướng tăng nhẹ trước những thông tin lạc quan hơn về sự phục hồi của một số nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, từ cuối tháng 3 trở lại đây, thị trường hàng hóa chủ yếu biến động theo chiều hướng giảm do những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực châu Âu và tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại.

Sáu tháng cuối năm 2013 kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, tuy nhiên mức tăng không cao, một số nền kinh tế lớn ở khu vực Eurozone vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Lo ngại cầu yếu khi kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng chậm khiến giá cả nhiều hàng hóa nguyên nhiên vật liệu thiết yếu chỉ biến động nhẹ.

Thị trường trong nước: Thị trường hàng hóa chủ yếu sôi động trong dịp Tết Nguyên đán, tập trung vào các mặt hàng lượng thực, thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả hàng hóa biến động không nhiều. Sau Tết thị trường hàng hóa trở về trạng thái trầm lắng, áp lực hàng tồn kho cao gây khó khăn cho người sản xuất và cơ quan quản lý nhà nước. Mặc dù lãi suất vốn vay đã giảm nhưng khả năng hấp thụ vốn còn kém do hàng hóa tiêu thụ chậm đã khiến nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động và việc làm. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2013 tăng 0,05% so với tháng 5/2013.

Nguồn: Bộ Công Thương

VIETPAPER

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Tiêu thụ giấy trong nước giảm, xuất khẩu tăng

Tiêu thụ giấy trong nước 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh; giấy tráng phấn cao cấp giảm 34,5%, giấy in báo giảm 29%, giấy tissue giảm 18%... Tuy nhiên, xuất khẩu giấy tăng 15% với hai thị trường ổn định là Đài Loan và Mỹ.

Số liệu trên được nêu trong báo cáo về tình hình sản xuất 6 tháng đầu năm 2013 của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam. Tính chung tiêu dùng trong nước đối với giấy các loại trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt gần 1,4 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu giấy trong 6 tháng đầu năm đạt 67.800 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ do thị trường xuất khẩu ổn định. Đài Loan là thị trường xuất giấy vàng mã chính của Việt Nam với tổng lượng xuất khẩu được 42.800 tấn; Mỹ là thị trường xuất khẩu vở tập, giấy văn phòng của Việt Nam.

Hai thị trường này có độ ổn định cao và tăng trưởng đều đặn. Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều giấy tissue cuộn lớn cho thị trường Nhật Bản và các nước khác trong khu vực với tổng lượng giấy tissue xuất khẩu là 11.000 tấn.

Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhận định, trong năm 2013, sản xuất không hết công suất, chi phí ngày càng tăng, các doanh nghiệp có tăng giá giấy nhưng không dám tăng nhiều, chịu giảm lợi nhuận. Trong 6 tháng qua có nhiều công ty giấy đã ngừng hoạt động tạm thời hoặc ngưng sản xuất hẳn, có cả làng nghề giấy hầu như không hoạt động, một số công ty cũng tuyên bố ngừng hoạt động. Thường các doanh nghiệp phải ngưng hoạt động có quy mô nhỏ (công suất dưới 10.000 tấn/năm), thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, chất lượng giấy thấp nên bán giá thấp.

Nguồn "Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online"

VietPaper